Vốn hóa thị trường tiền điện tử giảm tới 6%, chính sách của Trump dấy lên nỗi lo sụp đổ kinh tế
Thông báo quảng cáo
Cung cấp thông tin chính xác, minh bạch và trung thực là nguyên tắc ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Một số nội dung của chúng tôi có các liên kết từ đối tác với hoa hồng đi kèm nhưng chúng tôi cam kết việc này không có ảnh hưởng tới tính minh bạch, tới chất lượng của bài viết.Chỉ trong 24 giờ qua, hơn 939 triệu đô la tài sản tiền điện tử đã bị thanh lý. Dẫn đầu đà sụt giảm này là đồng tiền điện tử số 1 thế giới Bitcoin, với mức lỗ 315,44 triệu đô la.

Thị trường tiền điện tử toàn cầu vẫn đang nối dài những chuỗi ngày bất ổn. Giá trị thị trường tiếp tục giảm thêm 6% khi tâm lý các nhà đầu tư ngày càng dao động mạnh trước những chính sách thương mại mới nhất của Tổng thống Donald Trump.
“Chiến tranh” thuế quan căng thẳng nhắm vào các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ – Canada, Mexico và Trung Quốc làm thị trường tài chính toàn cầu chao đảo. Kể cả các tài sản có mức độ rủi ro cao như tiền điện tử cũng không nằm ngoài xu thế chung, với làn sóng bán tháo mạnh.
Mọi thành quả mà S&P 500 đã bị xóa sạch kể từ khi tỷ phú Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ vào ngày 05 tháng 11 năm ngoái, mất gần 3% trong giai đoạn đó. Lĩnh vực tiền điện tử cũng không nằm ngoài xu hướng, với Bitcoin giảm 3,4% xuống còn 79.415 đô la và Ether giảm 9,4% xuống còn 1.963 đô la. Các altcoin tiềm năng khác cũng mất giá trị mạnh – XRP giảm 6,5% còn Dogecoin giảm tới 10%.
Quỹ dự trữ Bitcoin Chiến lược không thể xoa dịu thị trường, tình trạng bán tháo vẫn tiếp diễn mạnh
Lập trường cứng rắn của Tổng thống Mỹ Trump về chính sách thương mại cứng rắn khiến nhiều chuyên gia tài chính dự đoán kịch bản suy thoái kinh tế trong tương lai gần. Những bất ổn tiềm ẩn toàn cầu góp phần quan trọng khiến S&P 500 mất 4 nghìn tỷ đô la giá trị so với mức đỉnh vào tháng trước.
Cộng đồng các nhà đầu tư vẫn rất thận trọng, khi bất ổn đang bao trùm chính sách tiền tệ của đầu tàu kinh tế thế giới Mỹ. Đặc biệt, những người tham gia thị trường đã tỏ ra thất vọng về chính sách thực sự của Quỹ dự trữ Bitcoin Chiến lược (Strategic Bitcoin Reserve) do chính quyền ông Trump công bố. Thực tế quỹ này hoạt động chủ yếu chỉ dựa vào Bitcoin bị tịch thu, thay vì mua thêm Bitcoin mới. Chính thông tin này khiến tâm lý các nhà đầu tư tiền ảo toàn cầu bị ảnh hưởng mạnh mẽ, tăng thêm áp lực lên giá tiền điện tử.
“Thị trường tiền điện tử tiếp tục dấu hiệu hành vi chấp nhận rủi ro, trong đó tâm lý nhà đầu tư vẫn thận trọng bất chấp nhiều biến động quan trọng”, Agne Linge, giám đốc tăng trưởng tại ngân hàng phi tập trung on-chain WeFi, cho biết. “ Kể từ khi biến động bắt đầu vào ngày 03 tháng 3, đà bán tháo không hề có dấu hiệu chậm lại bất chấp thông báo về Quỹ dự trữ Bitcoin Chiến lược”.
Linge nhấn mạnh thêm rằng các tranh chấp thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và các đối tác kinh tế quan trọng đã làm trầm trọng thêm mối lo ngại về lạm phát. Nó đồng thời cũng làm tăng khả năng bất ổn kinh tế vĩ mô toàn cầu trong những tuần tới.

Thị trường tiền điện tử biến động xấu kéo theo tình trạng thanh lý tiền điện tử rộng rãi
Trong 24 giờ qua, thị trường tiền điện tử liên tục ghi nhận các đợt thanh lý với tổng giá trị lên tới hơn 939 triệu đô la, ảnh hưởng đến 331.426 nhà giao dịch, theo dữ liệu từ CoinGlass. Bitcoin (BTC) dẫn đầu đợt thanh lý, với tổng giá trị 315,44 triệu đô la. Tiếp theo là Ethereum (ETH) với 245,90 triệu đô la. Các khoản lỗ đáng chú ý khác có thể kể đến như XRP (36,91 triệu đô la), DOGE (29,14 triệu đô la) và Solana (SOL) (47,81 triệu đô la). Tổng cộng, các altcoin có vốn hóa thị trường nhỏ hơn chiếm tới 96,85 triệu đô la trong tổng số tiền bị thanh lý khỏi thị trường crypto toàn cầu.
Ruslan Lienkha, giám đốc thị trường tại YouHodler, nhấn mạnh những bất lợi kinh tế lớn hơn đang định hình tâm lý chung của thị trường tiền điện tử toàn cầu.
“Tâm lý bi quan chiếm ưu thế trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, mối lo ngại về khả năng suy thoái ở Hoa Kỳ đang ngày càng gia tăng”, ông nói. “Với những yếu tố thị trường như hiện tại, giai đoạn củng cố này có thể chuyển tiếp thành thị trường giảm giá trung hạn”.
Lienkha cũng chỉ ra rằng những biến động của giá tiền điện tử trong mấy tuần gần đây vẫn gắn chặt với thị trường tài chính rộng lớn hơn.
“Thị trường tiền điện tử khó có thể phát triển mạnh nếu thị trường chứng khoán tiếp tục có các đợt điều chỉnh hoặc suy thoái lớn”, ông nhấn mạnh. “Mặc dù đồng Bitcoin có tiềm năng phát triển trở thành tài sản phòng ngừa rủi ro trong tương lai, nhưng hiện tại, các nhà đầu tư coi đây là tài sản có mức độ rủi ro cao, nên thường phản ứng với tâm lý chung của thị trường thậm chí còn mạnh hơn so với các thị trường tài chính truyền thống khác”.
Hơn nữa, các dấu hiệu từ thị trường trái phiếu Hoa Kỳ cũng không khả quan, tiềm ẩn nhiều rủi ro, càng làm tăng thêm áp lực bán trên cả cổ phiếu và tiền điện tử. Trong những giai đoạn như vậy, các nhà giao dịch thường có xu hướng chuyển sang giao dịch quyền chọn (option trading) để phòng ngừa các khoản lỗ tiềm ẩn trên thị trường giao ngay (spot market).
Bất ổn, biến động đang bao trùm cả thị trường tài sản truyền thống và kỹ thuật số. Và các nhà đầu tư vẫn lo lắng, chờ đợi các diễn biến mới của nền kinh tế toàn cầu trước các động thái thương mại mới của Tổng thống Trump.






