Tổng thống Trump ký lệnh hành pháp lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược – Tại sao giá BTC vẫn lao dốc?
Thông báo quảng cáo
Cung cấp thông tin chính xác, minh bạch và trung thực là nguyên tắc ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Một số nội dung của chúng tôi có các liên kết từ đối tác với hoa hồng đi kèm nhưng chúng tôi cam kết việc này không có ảnh hưởng tới tính minh bạch, tới chất lượng của bài viết.Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vừa ký một sắc lệnh hành pháp, trong đó cho thành lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược. Đây được đánh giá là khoảnh khắc lịch sử đối với đồng tiền điện tử lâu đời và lớn mạnh nhất thế giới Bitcoin.
Mặc dù vậy, tình hình hiện tại và phản ứng ban đầu của thị trường khiến giá BTC giảm mạnh.
Giá BTC gần đây nhất được giao dịch ở mức khoảng 87.000 đô la, giảm 3% tính đến thứ sáu, khi thị trường crypto toàn cầu dường như thất vọng trước thông báo về quỹ dự trữ Bitcoin mang tính chiến lược.
Theo một dòng tweet từ chuyên gia nổi tiếng về tiền điện tử và trí tuệ nhân tạo AI của Nhà Trắng David Sacks, khoản dự trữ ban đầu dự kiến sẽ được cấp vốn bằng Bitcoin mà chính phủ liên bang hiện sở hữu, ước tính vào khoảng 200.000 coin.
Sacks lưu ý rằng Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Thương mại Mỹ cũng được ủy quyền xây dựng các chiến lược trung lập về ngân sách để mua bổ sung thêm Bitcoin mới.
Và đây có thể là khởi đầu cho sự thất vọng ban đầu của cộng đồng các nhà đầu tư tiền ảo toàn cầu. Có lẽ một số nhà giao dịch đã dự đoán, đặt cược rằng sắc lệnh hành pháp mới của tân tổng thống Trump sẽ đi kèm với cam kết bổ sung thêm BTC vào kho dự trữ Bitcoin chiến lược .
Nhiều nhà phân tích tiền điện tử nổi tiếng đã thổi phồng triển vọng dự trữ sẽ tạo ra nhu cầu, động lực mới cho thị trường tiền điện tử trong tuần này.
Trong số các chuyên gia này có cả CIO của Bitwise là Matt Hougan, người đã thổi phồng ý tưởng về khoản dự trữ “lớn hơn mọi người nghĩ”.
Nếu thị trường tiếp tục đánh giá thông báo việc thành lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược là không khả quan, Bitcoin sẽ khó có động lực phục hồi trở lại. Trong kịch bản xấu nhất, giá BTC có thể “bắt kịp” đà sụt giảm trong tuần này của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ.
Tuần này, tâm lý trên thị trường chứng khoán khá ảm đạm, trước những lo ngại về sự suy yếu của nền kinh tế Mỹ. Chính sách thắt lưng buộc bụng DOGE, chiến tranh thương mại của Trump và tình hình dự báo GDP đáng báo động là những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.
Mô hình GDPNow cập nhật của Cục Dự trữ Liên bang Atlanta hiện đang dự báo mức giảm 2,4% (hàng năm) đối với GDP toàn nước Mỹ trong quý đầu tiên năm 2025.
Các chỉ báo kỹ thuật ngắn hạn cũng vẽ nên bức tranh bi quan đối với triển vọng giá BTC trong cả ngắn hạn và trung hạn. Đồng tiền điện tử số một thế giới Bitcoin liên tục gặp phải sự kháng cự tại 21DMA (đường trung bình động) trong những tuần gần đây.
Đây là dấu hiệu quan trọng cho thấy phe bán đang kiểm soát đà tăng ngắn hạn của thị trường Bitcoin.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm viết bài, giá BTC vẫn giữ vững mức cao hơn đường trung bình động 200DMA và dường như đã hình thành mô hình cờ đuôi nheo ngắn hạn.
Đà đột phá giảm giá của cấu trúc này kết hợp với đợt giảm mạnh xuống dưới đường 200DMA có thể xác nhận xu hướng giảm giá của đồng Bitcoin trong ngắn hạn.
Nhà đầu tư có nên mua vào khi giá BTC giảm như hiện tại không?
Nếu giá BTC giảm trong ngắn hạn, đây có thể là cơ hội tiềm năng lớn để các nhà đầu tư sở hữu đồng coin số 1 thế giới Bitcoin với mức giá ưu đãi.
Tình hình thị trường, kinh tế vẫn đang có rất nhiều bất ổn. Khi bức tranh kinh tế của Hoa Kỳ có chiều hướng xấu đi, cùng mối đe dọa suy thoái ngày càng lớn, các nhà đầu tư sẽ lựa chọn các tài sản ít rủi ro hơn, gây áp lực lên Bitcoin.
Tuy nhiên, Bitcoin vẫn hứa hẹn nhiều động lực tăng trưởng dài hạn để đánh dấu “sự kết thúc” của đợt tăng giá.
Động thái thành lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược của chính phủ Hoa Kỳ là tín hiệu rất tích cực đối với tài sản kỹ thuật số này, thậm chí còn lớn hơn cả việc Bitcoin ETF được phê duyệt vào đầu năm 2024.
Các quỹ đầu tư tổ chức đã tích lũy BTC ở mức kỷ lục trong 12 tháng qua. Nhưng tốc độ tích lũy này chỉ có thể tăng mạnh sau khi quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược của tân tổng thống Mỹ được thành lập.
Động thái này cũng sẽ thu hút sự chú ý toàn thế giới, châm ngòi cho cuộc chạy đua giữa các quốc gia để tích lũy đồng tiền kỹ thuật số BTC.
Khi “người lãnh đạo” (Hoa Kỳ) hành động, “đám đông” (những quốc gia còn lại của thế giới) sẽ hành động theo – lịch sử thị trường kinh tế toàn cầu đã chứng minh điều nay.
Bất chấp tình hình biến động hiện tại, năm 2025 được dự đoán là năm kỷ lục về mức độ áp dụng của tiền điện tử nói chung và Bitcoin nói riêng. Và nếu suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ thực sự sắp xảy ra, thì đà gia tăng thanh khoản của tiền điện tử cũng có thể xảy ra.
Nền kinh tế Hoa Kỳ suy yếu có thể đi kèm với việc Fed cắt giảm lãi suất, thậm chí có thể thực hiện nới lỏng định lượng (Quantitative Easing – QE) và nhiều hình thức bơm thanh khoản khác.
Về mặt lịch sử, đây sẽ là sự kiện mang ý nghĩa tích cực lớn đối với giá BTC. Dù mức độ rủi ro khi tham gia vào Bitcoin đang có xu hướng tăng mạnh, tiềm năng lợi nhuận của đồng coin này vẫn là rất lớn.






