Giá Bitcoin giảm xuống 80.000 đô la, bán tháo mạnh trên toàn thị trường vì chính sách kinh tế của Trump
Thông báo quảng cáo
Cung cấp thông tin chính xác, minh bạch và trung thực là nguyên tắc ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Một số nội dung của chúng tôi có các liên kết từ đối tác với hoa hồng đi kèm nhưng chúng tôi cam kết việc này không có ảnh hưởng tới tính minh bạch, tới chất lượng của bài viết.Hội nghị Thượng đỉnh về Tiền điện tử của Nhà Trắng (The White House Crypto Summit) đã dấy lên hy vọng của cộng đồng các nhà đầu tư về việc chính phủ Mỹ sẽ mở đường đưa Bitcoin vào áp dụng rộng rãi. Nhưng việc thiếu các chiến lược cụ thể, ngoài tịch thu tài sản dường như đã khiến các nhà đầu tư toàn cầu khá thất vọng.
Thị trường Bitcoin đang liên tục ghi nhận những tổn thất lớn. Các nhà đầu tư phản ứng khá tiêu cực với tình hình kinh tế bất ổn gia tăng. Nguyên nhân được cho là ảnh hưởng từ chính sách thuế quan thương mại hà khắc do Mỹ dẫn đầu, và sắc lệnh Dự trữ Bitcoin của Tổng thống Donald Trump.
Giá Bitcoin đã giảm tới 4% vào thứ Hai, chạm mức thấp nhất là 80.123 đô la. Trong khi đó, Ether cũng ghi nhận mức giảm hơn 5%. Không nằm ngoài xu thế chung, các loại tiền điện tử lớn khác cũng rơi vào đà giảm. XRP và Solana lần lượt mất hơn 5% giá trị, còn Dogecoin đã giảm hơn 8%.
Đợt bán tháo mạnh này trên toàn thị trường diễn ra bất chấp việc Mỹ đã thông qua Quỹ Bitcoin chiến lược. Vào thứ năm tuần trước, tổng thống Trump đã chính thức ký Sắc lệnh hành pháp cho phép thành lập Quỹ Dự trữ Bitcoin Chiến lược. Động thái này ban đầu được cộng đồng các nhà đầu tư toàn cầu coi là có lợi cho tài sản kỹ thuật số. Tuy nhiên, khi phân tích kỹ hơn chính sách này thì lại cho thấy điều ngược lại, tác động phần nào đến sự suy thoái hiện tại của thị trường crypto.
Chính phủ Mỹ sẽ không mua Bitcoin mà chỉ tịch thu nó
Thoạt nhìn, việc thành lập Quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược (Strategic Bitcoin Reserve) có vẻ như là bước ngoặt mở đường giúp Bitcoin ngày càng được áp dụng rộng rãi. Nhưng các thông tin chi tiết, phân tích chuyên sâu lại cho thấy một câu chuyện khác.
David Sacks, Crypto Czar của Nhà Trắng, cho biết trên X rằng quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược này sẽ được xây dựng hoàn toàn từ số Bitcoin bị tịch thu trong các vụ án hình sự và dân sự.
Sacks viết: “Chính phủ sẽ không mua thêm tài sản cho kho dự trữ ngoài những tài sản đã tịch thu được theo đúng thủ tục”.
Nói cách khác, Hoa Kỳ sẽ không chủ động tích cực mua Bitcoin. Vậy nên các nhà đầu tư toàn cầu gần như không thể kỳ vọng động lực tăng giá Bitcoin đến trực tiếp từ nhu cầu của chính phủ.
Ngoài ra, sắc lệnh này còn cấm bán Bitcoin khỏi quỹ dự trữ. Ước tính hiện tại cho thấy chính phủ Hoa Kỳ đang nắm giữ khoảng 200.000 BTC. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu Bitcoin của chính phủ Mỹ đã được bán ra trong các đợt thanh lý trước đó.
Doanh số bán Bitcoin của DOJ có thể giải thích biến động của thị trường, theo David Bailey
Lệnh hành pháp này trực tiếp “ngăn chặn” các đợt bán Bitcoin trong tương lai. Trong bối cảnh đó, CEO của Bitcoin Magazine, David Bailey đã nêu lên mối lo ngại về các hành động trong quá khứ của chính phủ Mỹ.
Bailey cho rằng Bộ Tư pháp (Department of Justice – DOJ) đã bán Bitcoin, trái với ý định của Tổng thống. Nhất là sau khi bộ này nhận được sự chấp thuận của tòa án vào tháng 12 để thanh lý 69.370 BTC bị tịch thu theo quy định từ thị trường Silk Road. Nếu những đợt bán này tiếp tục bất chấp lệnh dự trữ Bitcoin mới, chúng có thể giải thích một số biến động về giá gần đây của Bitcoin, David cho biết.
Hội nghị Thượng đỉnh về Tiền điện tử của Nhà Trắng vào ngày 07 tháng 3 năm 2025 đã đặt ra kỳ vọng cao về đẩy mạnh hoạt động áp dụng Bitcoin do chính phủ dẫn đầu. Tuy nhiên việc thiếu chiến lược rõ ràng ngoài các hoạt động tịch thu tài sản dường như đã khiến cộng đồng các nhà đầu tư thất vọng.
Chính sách thuế quan thương mại của Trump càng gây thêm áp lực cho Bitcoin
Ngoài lệnh dự trữ Bitcoin (Bitcoin Reserve), những lo ngại kinh tế vĩ mô rộng hơn đang đè nặng lên tâm lý chung của thị trường tiền điện tử. Quyết định của chính quyền tân Tổng thống Mỹ Trump áp thuế tới 25% đối với Canada và Mexico và 20% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc như mồi lửa châm vào, làm gia tăng căng thẳng thương mại toàn cầu.
Lịch sử ngành tài chính cho thấy, chiến tranh thuế quan không phải là lựa chọn hợp lý. Chính sách thuế quan cực đoan là một trong các nguyên nhân chính thúc đẩy lạm phát, phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu, kìm hãm tăng trưởng kinh tế, châm ngòi cho các biện pháp trả đũa từ các quốc gia bị ảnh hưởng. Những bất ổn này giờ đây đang lan sang cả các tài sản rủi ro, như cổ phiếu và tiền điện tử.
Mặc dù việc trì hoãn một số chính sách thuế có thể mang lại hỗ trợ tạm thời, nhưng trước những biến động hiện tại, tâm lý các nhà đầu tư vẫn còn mong manh.






