CEO BlackRock cảnh báo bất ổn tài chính của Mỹ có thể nâng cao vị thế toàn cầu của Bitcoin
CEO của tập đoàn quản lý đầu tư hàng đầu ở Mỹ BlackRock Fink cho biết: “Nếu thâm hụt tài chính tiếp tục tăng cao, vị thế của đồng đô la Mỹ có nguy cơ bị thay thế bởi các tài sản kỹ thuật số như Bitcoin”.

CEO của BlackRock, Larry Fink, đang gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với tình hình tài chính của nước Mỹ, nhất là gánh nặng nợ ngày càng tăng. Fink cảnh báo rằng thâm hụt ngân sách không được kiểm soát có thể làm xói mòn đến vị thế thống trị của đồng đô la Mỹ. Theo ông, điều này có thể mở ra cánh cửa cho các tài sản kỹ thuật số như Bitcoin vươn lên thiết lập chỗ đứng vững chắc trên trường quốc tế.
Trong bức thư thường niên gửi các nhà đầu tư được công bố hôm thứ Hai, Fink thừa nhận vị thế của đồng đô la Mỹ đem lại rất nhiều lợi ích lâu dài cho nước Mỹ. Đồng đô la Mỹ từ lâu đã đóng vai trò là tiền tệ quốc tế, là phương thức thanh toán toàn cầu phổ biến nhất. Nhưng CEO của BlackRock cảnh báo rằng đặc quyền này có thể không kéo dài mãi mãi nữa, nhất là khi xét trong tình hình hiện tại.
Larry Fink chỉ ra nợ quốc gia của Mỹ đang tăng nhanh gấp ba lần so với GDP. Ông chỉ ra dự kiến đến năm 2030, các khoản thanh toán lãi suất và chi tiêu bắt buộc của chính phủ Mỹ có thể sử dụng hết toàn bộ doanh thu của liên bang.
Fink viết: “Nếu Chính phủ Mỹ không kiểm soát được nợ, nếu thâm hụt tiếp tục tăng, đồng đô la Mỹ có nguy cơ mất vị thế vào tay các tài sản kỹ thuật số như Bitcoin”.
Xu hướng chuyển dịch sang tài sản kỹ thuật số của Phố Wall khởi xuống với BlackRock
Theo giám đốc điều hành của BlackRock, các chính sách hiện tại của Mỹ có thể làm suy giảm lợi thế kinh tế vốn có của quốc gia này. Nhất là trong bối cảnh mà lĩnh vực tài chính phi tập trung đang rất được chú ý trên phạm vi toàn cầu.
Fink ca ngợi những sự đổi mới ấn tượng mà tài sản kỹ thuật số mang lại cho lĩnh vực tài chính truyền thống. Ông gọi tài chính phi tập trung là “sự đổi mới phi thường”, giúp thị trường minh bạch hơn, giao dịch nhanh hơn và mức phí sử dụng cũng rẻ hơn. Tuy nhiên, vị CEO này cũng cảnh báo rằng công nghệ này có thể trở thành mối đe dọa với nền kinh tế Mỹ, nếu không có các chiến lược đúng đắn. Nếu các nhà đầu tư toàn cầu bắt đầu coi Bitcoin (BTC) là lựa chọn an toàn hơn trong dài hạn so với đồng đô la Mỹ, nền kinh tế Mỹ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Fink vốn từ lâu được coi là người thận trọng đối với ngành công nghiệp tiền điện tử. Nhưng thời gian trở lại đây, ông ngày càng ủng hộ vai trò của tài sản kỹ thuật số trong tương lai của nền tài chính Mỹ cũng như toàn cầu.
Dưới sự lãnh đạo của Larry Fink, BlackRock – công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới – không chỉ chuyển hướng tham gia vào lĩnh vực tiền điện tử mà còn tích cực hỗ trợ các công cụ đầu tư Bitcoin. Mới năm ngoái, công ty này đã ra mắt một sản phẩm ETF Bitcoin giao ngay (spot). Đây cũng là tín hiệu cho thấy những “ông lớn” Phố Wall bắt đầu coi các tài sản kỹ thuật số như Bitcoin là chính thống.
Fink đánh giá token hóa là công cụ thay đổi cuộc chơi, nhưng cảnh báo công nghệ nhận dạng phải bắt kịp
Ngoài Bitcoin, Fink Larry nhận định token hóa (tokenization) cũng sẽ là công nghệ mang lại thay đổi to lớn của thị trường tài chính. Nó mang đến những chuyển đổi tích cực trong hệ thống cơ sở hạ tầng tài chính toàn cầu. Ông so sánh các hệ thống tài chính cũ như SWIFT với dịch vụ bưu chính truyền thống. Còn token hóa giống như email – nhanh hơn, hiệu quả hơn rất nhiều so với bưu chính truyền thống, và được xây dựng cho kỷ nguyên số.
Token hóa, then như Fink giải thích, cho phép mã hóa các tài sản trong thế giới thực như cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản dưới dạng kỹ thuật số trên blockchain. Các token này sau đó có thể được giao dịch ngay lập tức. Những giới hạn về vị trí địa lý khi thực hiện giao dịch, hay sự chậm trễ thường thấy sẽ được giải quyết với token hóa. Hàng tỷ đô la vốn nhàn rỗi trong thị trường tài chính truyền thống cũng sẽ có thể được giải phóng.
Quan trọng hơn hết, CEO của BlackRock lập luận, token hóa có thể giúp dân chủ hóa hoạt động đầu tư. Thường nếu muốn sở hữu các tài sản như bất động sản nhà đầu tư sẽ phải có số vốn cực lớn. Nhưng giờ đây, bằng cách cho phép sở hữu một phần tài sản được token hóa, nó giúp nhiều người tiếp cận được với các tài sản có giá trị cao như bất động sản chẳng hạn. Token hóa cũng có thể hợp lý hóa việc bỏ phiếu của cổ đông. Từ đó nó mở ra các cơ hội tạo ra lợi nhuận theo truyền thống dành riêng cho các nhà đầu tư tổ chức có quy mô lớn.
Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng token hóa sẽ không thực sự thành công trừ khi giải quyết được vấn đề về xác minh danh tính kỹ thuật số. Để mở rộng quy mô của các tài sản được token hóa, các hệ thống tài chính phải có cơ chế xác minh người dùng chính xác, hiệu quả, an toàn mà không cần dựa vào cơ sở hạ tầng lỗi thời. Fink chỉ ra trường hợp thành công của Ấn Độ với ID kỹ thuật số là mô hình thích hợp.
Cuối cùng, ông cũng cho biết việc xây dựng một hệ thống tài chính toàn diện và hiệu quả hơn sẽ đòi hỏi nhiều hơn là việc chỉ chấp nhận token hóa. Sẽ cần có các tiêu chuẩn, quy định mới về bảo mật, lòng tin và danh tính trong thời đại kỹ thuật số – trước khi hệ thống tài chính cũ mất đi hoàn toàn sự kiểm soát.






